Đối với Trại Cá, đồ Gốm Sứ có độ khó "thẩm định" cao hơn đồ Mây Tre Lá, đòi hỏi hiểu biết sâu hơn. Các thành phần của gốm, cách đồ gốm được làm không hiển lộ như Mây Tre Lá. đôi khi ta chỉ có thể cảm nhận, bằng kinh nghiệm và cảm xúc chứ không thể tường tận hiểu rõ nó. (Tham khảo bài viết trước của Trại Cá - Tất tần tật về đồ Mây Tre Lá)

Ảnh: xương gốm đang phơi, chụp tại Hương Canh, Vĩnh Phúc

Năm 2015, khi bắt đầu tìm hiểu về đồ gốm, Trại Cá đã từng mê mẩn đi khắp các cửa hàng bên Bát Tràng và thốt lên: Thánh Thần ơi, nhiều đồ đẹp quá!!! lúc này khả năng của Trại Cá thậm chí chưa nhận biết được đồ gốm Việt Nam và đồ gốm Trung Quốc ở nơi này.

Đến bây giờ, Trại Cá cũng không dám nói mình hiểu đồ gốm, tuy nhiên con mắt cũng có "tinh tường" hơn đôi chút, hi vọng những bài viết này của Trại Cá sẽ giúp các bạn hiểu hơn và có những lựa chọn sử dụng đồ gốm thật thích hợp.

Ảnh: chậu gốm chưa tráng men và chậu gốm hoàn thiện, chụp tại Kim Lan

Đồ gốm là gì: Gốm là một loại vật dụng, trong xây dựng và gia dụng... đã hơn 25.000 năm, từ sau khi con người phát minh ra lửa, có gốm nung và cả gốm không nung.

Cấu tạo đồ Gốm: Gốm thường được làm bằng cách lấy hỗn hợp đất sét và nước và định hình theo ý muốn. Khi đã được định hình, đem nung trong lò nhiệt độ cao. Gốm có thể được phủ thêm men hoặc không. Vậy gốm có 2 phần cơ bản là Xương Gốm và Men Gốm

XƯƠNG GỐM

  1. Chọn đất nguyên liệuĐất sét hay đất sình nhiều mùn được xem như nguyên liệu chủ yếu để làm gạch. Đất thường được thu, lọc trong nước dư để loại rác rến, sạn đá... và hong cho ráo bớt nước đến để dễ tạo hình.
  2. Tạo hình: Đất được tạo hình bằng tay hoặc nén qua khuôn để tạo hình theo mẫu cho trước.
  3. Hong khô: Sau công đoạn tạo hình, phôi gốm được đặt nơi bóng râm và hong cho ráo.
  4. Tráng men: phôi gốm có thể được tráng men hoặc không. Men ở dạng lỏng như nước, được dội lên phôi gốm hoặc nhúng, sau khi tráng men, phôi gốm được xếp vào lò nung.
  5. Nung: Nhiệt năng từ việc đốt củi, than, than đá hay gaz nâng nhiệt độ lò từ nhiệt độ thường lên 1100o đến 1600o C trong 20 đến 30 giờ. Sau đó cho nhiệt độ giảm dần trở về nhiệt độ thường trong thời gian tương tự.
  6. Loại bỏ phế phẩm: Loại bỏ các sản phẩm bị cong vênh, bể vỡ do non lửa hay quá già lửa v.v... và thu sản phẩm. Tỷ lệ phế phẩm rất cao.

Ảnh: gốm phế phẩm sử dụng làm nhà, chụp tại Hương Canh, Vĩnh Phúc

Ảnh: gốm được tạo hình bằng tay bởi bác Nhạn, chụp tại Hương Canh, Vĩnh Phúc


MEN GỐM

Men gốm là một lớp thủy tinh có chiều dày từ 0,15–0,4 mm phủ lên bề mặt xương gốm. Lớp thuỷ tinh này hình thành trong quá trình nung và có tác dụng làm cho bề mặt sản phẩm trở nên sít đặc, nhẵn, bóng.


  1. Men gốm tuy bản chất là thủy tinh nhưng phối liệu không hoàn toàn giống, bởi thủy tinh thông thường khi nấu có thể khuấy cho đồng nhất và khử bọt. Còn men, khi nóng chảy phải tự đồng nhất mà không cần một sự trợ giúp cơ học nào, nên phối liệu phải không có vật chất nào lạ nào. Do đó, điều cần thiết đầu tiên là phải tạo được một hỗn hợp chảy lỏng đồng nhất ở nhiệt độ mong muốn.
  2. Trong quá trình nóng chảy, men phản ứng với bề mặt xương gốm để tạo nên một lớp trung gian liên kết. Phản ứng này rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến độ bền sản phẩm. Nếu men và xương gốm giãn nở nhiệt không phù hợp nhau, thì sau khi nung và làm nguội sẽ gây ra bong hoặc nứt men. Do đó, điều cần thiết thứ hai là thành phần hóa của men phải gần giống thành phần hóa của xương gốm.
  3. Men nung xong phải cứng, nhẵn. Màu sắc, bề mặt của men không phải lúc nào cũng như mong muốn. Do đó, điều cần thiết thứ tư là thành phần hóa của men phải được điều chỉnh sao cho men có được các tính chất cơ-lý-hoá-quang mong muốn.

Ảnh: Lò gạch nung kiểu truyền thống, chụp tại Kim Lan

Ảnh: than vo bằng tay đang được phơi khô trên tường để nung gốm, chụp tại Kim Lan

Ảnh: lò gas hiện đại, chụp tại Chu Đậu, Hải Dương

Ảnh: nghệ nhân đang tạo hình gốm, chụp tại Chu Đậu, Hải Dương

Các làng nghề gốm thường ra đời từ chính loại đất sét nơi họ có. Mỗi nơi sẽ sinh ra loại gốm rất khác nhau, mang đặc điểm độc đáo riêng. Men gốm, ngoài các loại men truyền thống, cơ bản, từng nghệ nhân cũng có những công thức men bí quyết, để có những sản phẩm gốm độc đáo riêng.

(bạn đón chờ những bài viết tiếp theo của Trại Cá nhé)