Sự độc đáo khác biệt của gốm Đông Gia:
Gốm Đông Gia đều được làm hoàn toàn thủ công bằng tay, đều tỉ mỉ từ khâu chọn đất, nặn xương gốm cho đến pha men, nhúng men và canh lò bởi chính người nghệ nhân.
Nguyên liệu: Đất được dùng để làm gốm phải là loại đất giàu hàm lượng cao lanh được lấy từ Hải Dương và Gò Công Tây. Khác với những loại đất bình thường khác, loại đất này có khả năng chịu lực và chịu nhiệt độ rất cao. Đây cũng là một trong những yếu tố quyết định tới độ bền của gốm Đông Gia.
Quy trình nung:
Các sản phẩm của Đông Gia đều phải trải qua hai lần nung trong lò ga. Sau khi tạo hình, xương gốm sẽ được đưa vào lò nung ở nhiệt độ hơn 900 độ C, sau đó được mang ra để nguội và nhúng men. Tiếp đến sản phẩm lại được đưa vào lò nung ở nhiệt độ 1300 độ C, mục đích của việc này là tạo được độ chín cần thiết cho men, khiến men chảy ra và kết dính rất chắc với xương gốm.
Men hỏa biến:
Men chính là yếu tố quan trọng nhất và cũng là bí quyết riêng của mỗi lò Gốm. Đông Gia sử dụng men Hỏa Biến hay còn được gọi là men sống. Khi chưa nung, men không có màu sắc. Trong quá trình nung, do yếu tố nhiệt độ và môi trường lò thì men, cao lanh, oxit sắt, xương đất được nung chảy và có sự biến hóa trên khắp bề mặt của sản phẩm, tạo ra bức tranh màu sắc sống động và có hồn ở mỗi góc nhìn khác nhau. Bạn có thể thấy hiệu ứng này khi nhìn trực tiếp những sản phẩm của gốm Đông Gia.
Chất lượng:
Gốm Đông Gia rất bền, khó mẻ vỡ. Nếu sử dụng đúng cách gốm sẽ bền đẹp hàng chục năm. Thành phần men hoàn toàn tự nhiên, không chứa chì và các thành phần độc hại ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Các sản phẩm của Đông Gia màu sắc tươi sáng, có chiều sâu, rất bền chắc, còn là sự kết hợp giữa văn hóa Á Đông và văn hóa phương Tây.
Hướng dẫn sử dụng:
An toàn với máy rửa bát, không đảm bảo sử dụng trong lò vi sóng, lò nướng. Nên rửa đồ gốm bằng nước ấm, cẩn thận hơn bạn nên lót khăn dưới đáy chậu rửa để tránh vỡ khi trượt tay.