Bạn đã bao giờ cầm trên tay một chiếc dao, và hiểu hơn về lịch sử của cả một đất nước?

Bạn có biết rằng, người dân ở mỗi vùng miền trên thế giới, và thậm chí là mỗi nước, mỗi thổ nhưỡng, đều có những con dao đặc trưng dành cho họ không?

Nếu ở Trung Quốc có Husa, Vân Nam, ở Nhật Bản có Takefu là những làng rèn nổi tiếng với các đỉnh cao sản phẩm về dao, thì ở Việt Nam có làng rèn Tiến Lộc (hay còn gọi là làng rèn Tất Tác). Làng Tất Tác là tên chung của 3 làng: Làng Ngọ, làng Bùi và làng Sơn thuộc xã Tiến Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. 

 

Làng đã nổi tiếng từ rất lâu, với nghề rèn vũ khí, nông cụ. Theo tương truyền, vào khoảng thế kỷ thứ XVII, có ông Lê Cao Sơn người đất Bắc di cư vào Thanh Hóa sinh sống. Khi tới làng Tất Tác và thương cảnh sống khó khăn của người ở đây, ông liền truyền lại nghề rèn, và từ đó về sau, nó trở thành một nghề phát triển, giúp đỡ nhiều gia đình lập nghiệp tại đây.

Là một làng nghề sản xuất đặc thù, những nghệ nhân Tất Tác cũng trui rèn cho mình một cái tâm làm nghề lớn. Trong những câu chuyện kể lại từ các già làng, Tất Tác đã cung cấp cho quân đội Việt Nam trong các cuộc chiến tranh rất nhiều vũ khí, giáo mác. Cho đến hiện nay, khi đã vào thời bình, những người nghệ nhân tại đây, đặc biệt là nghệ nhân Học Kiều- người mà chúng tôi đã được dịp tới thăm và trò chuyện, cũng rất giữ gìn lý tưởng của mình. Tôn chỉ của anh là bán dao cho những người dùng để làm bếp, mang lại hơi ấm cho gia đình, cho mỗi bữa ăn đều tràn ngập tình yêu thương.

Trên đây là những tâm sự của Trại Cá sau ngày dã ngoại tìm hiểu làng nghề.

Con dao ở trong bếp của bạn, đến từ đâu?